Tên các bộ phận trong khách sạn bằng tiếng anh chuẩn nhất

Nhân viên lễ tân trong khách sạn có tên tiếng anh là Receptionist

Trong khách sạn sẽ được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau với tên gọi bằng tiếng anh chuyên biệt. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ tên các bộ phận trong khách sạn bằng tiếng anh. Nhất là những người mới được tuyển dụng làm nhân viên của khách sạn. Vì vậy bài viết sau Hotel Mart sẽ chia sẻ thông tin về vấn đề này cho bạn đọc cùng tham khảo và có thêm kiến thức hữu ích nhé.

Mục lục

1. Executive management – Cấp quản lý, lãnh đạo, điều hành

1.1. General Director (GD) – General Manager (GM) – Tổng giám đốc khách sạn

Chức vụ Tổng giám đốc trong khách sạn sẽ có tên tiếng anh là General Director (GD) hoặc General Manager (GM). Người làm ở vị trí này sẽ có trách nhiệm quản lý đội ngũ điều hành theo mục tiêu, định hướng chung của khách sạn. Từ đó mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng và đảm bảo doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn trong từng giai đoạn.

Tổng giám đốc sẽ trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của khách sạn
Tổng giám đốc sẽ trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của khách sạn

1.2. Deputy General Manager (DGM) – Phó Tổng giám đốc khách sạn

Phó tổng giám đốc trong khách sạn có tên tiếng anh là Deputy General Manager (DGM). Họ sẽ hỗ trợ tổng giám đốc trong việc lên kế hoạch phát triển, hoàn thiện và giám sát các hoạt động của khách sạn. Khi tổng giám đốc vắng mặt thì phó tổng giám đốc sẽ đảm nhận vai trò của người đứng đầu để điều hành các công việc diễn ra thuận lợi.

1.3. Rooms Division Manager – Giám đốc bộ phận phòng khách khách sạn

Giám đốc bộ phận phòng khách có tên tiếng anh là Rooms Division Manager. Họ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của bộ phận lễ tân và buồng phòng. Đồng thời, giám đốc bộ phận phòng cũng có nhiệm vụ đảm bảo cho sự thoải mái, an toàn của tất cả khách lưu trú tại khách sạn.

1.4. Front Office Manager (FOM) – Giám đốc bộ phận lễ tân khách sạn

Khi nói đến tên các bộ phận trong khách sạn bằng tiếng anh thì không thể bỏ qua chức vụ Giám đốc bộ phận lễ tân. Chức vụ này có tên gọi tiếng anh là Front Office Manager (FOM). Họ chịu trách nhiệm điều hành, giám sát các hoạt động của bộ phận lễ tân như: đặt phòng, trả phòng, dịch vụ theo yêu cầu khách hàng… Ngoài ra, Giám đốc lễ tân cũng phải làm báo cáo hàng tháng và quản lý ngân sách cho bộ phận của mình.

Giám đốc bộ phận lễ tân có tên gọi tiếng anh là Front Office Manager
Giám đốc bộ phận lễ tân có tên gọi tiếng anh là Front Office Manager

1.5. Executive Housekeeper/Housekeeping Manager – Giám đốc Buồng phòng khách sạn

Tên tiếng anh của Giám đốc Buồng phòng trong khách sạn là Executive Housekeeper/Housekeeping Manager. Đây là người đứng đầu trong bộ phận buồng phòng, có trách nhiệm giám sát và quản lý mọi hoạt động hàng ngày của bộ phận nhằm đảm bảo phòng nghỉ được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ.

1.6. F&B Manager – Giám đốc bộ phận ẩm thực khách sạn

Giám đốc bộ phận ẩm thực của khách sạn có tên trong tiếng anh là F&B Manager – người đứng đầu bộ phận nhà hàng. Nhiệm vụ của họ là dự báo, lên kế hoạch và kiểm soát việc đặt nguyên liệu nấu nướng, đồ uống trong khách sạn. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm về việc quản lý tài chính liên quan đến mua thực phẩm, các loại đồ uống phục vụ thực khách.

1.7. Sales & Marketing Manager – Giám đốc bán hàng và tiếp thị khách sạn

Giám đốc bán hàng và tiếp thị trong khách sạn có tên gọi bằng tiếng anh là Sales & Marketing Manager. Người làm ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về việc tăng doanh thu cho khách sạn bằng cách xây dựng kế hoạch kinh doanh và marketing giúp cho công suất phòng ngày càng tăng lên. 

Giám đốc bán hàng và tiếp thị chịu trách nhiệm về việc tăng doanh thu
Giám đốc bán hàng và tiếp thị chịu trách nhiệm về việc tăng doanh thu

Xem thêm các sản phẩm: Cột phân làn

1.8. Chief Accountant/Accounting Manager – Kế toán trưởng khách sạn

Kế toán trưởng có tên gọi bằng tiếng anh là Chief Accountant/Accounting Manager. Đây chính là người đứng đầu bộ phận Tài chính trong khách sạn. Họ chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động như quản lý tài khoản, ngân sách, tạo mối quan hệ với nhà cung cấp hàng hóa hay thực phẩm nhằm tối ưu lợi nhuận cho khách sạn.

1.9. Administration/ HR Manager – Giám đốc bộ phận hành chính, nhân sự

Khi nhắc đến thuật ngữ các bộ phận trong khách sạn bằng tiếng anh thì chúng ta không thể bỏ qua Administration/ HR Manager – có nghĩa là Giám đốc bộ phận hành chính, nhân sự. Người ở vị ví này sẽ đảm nhận việc giám sát tất cả quy trình liên quan đến nhân sự của khách sạn. Đồng thời, họ có trách nhiệm xây dựng, định hướng kế hoạch nhân sự sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách sạn mình.

1.10. Chief Engineer – Kỹ sư trưởng

Kỹ sư trưởng của khách sạn có tên tiếng anh là Chief Engineer. Người này sẽ chịu trách nhiệm giám sát quá trình vận hành, bảo trì và sửa chữa các thiết bị, máy móc, dụng cụ trong khách sạn. Họ phải kiểm tra, giám sát công việc của đội ngũ nhân viên kỹ thuật để tránh xảy ra sai sót hoặc chậm trễ.

Kỹ sư trưởng của khách sạn có tên tiếng anh là Chief Engineer
Kỹ sư trưởng của khách sạn có tên tiếng anh là Chief Engineer

Xem thêm các sản phẩm: Xe đẩy dọn phòng khách sạn

2. Front Office Department – Bộ phận tiền sảnh (bộ phận lễ tân)

Trong tiếng Anh, bộ phận tiền sảnh của khách sạn được gọi với tên là Front Office Department, viết tắt là FO. Bộ phận này chịu trách nhiệm đón tiếp, hỗ trợ khách hàng khi họ có những yêu cầu đặc biệt hay thắc mắc trong quá trình lưu trú tại khách sạn.

2.1. Receptionist – Nhân viên lễ tân

Nhân viên lễ tân trong khách sạn có tên tiếng anh là Receptionist. Công việc của họ là đón khách đến, kiểm tra khách ra vào, cung cấp chìa khóa, hỗ trợ khách đặt phòng qua điện thoại hoặc kênh chat online; xử lý hóa đơn và xử lý các khoản thanh toán về sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, nhân viên lễ tân cũng phải trả lời thắc mắc, giải quyết khiếu nại của khách thuê phòng.

Nhân viên lễ tân trong khách sạn có tên tiếng anh là Receptionist
Nhân viên lễ tân trong khách sạn có tên tiếng anh là Receptionist

Xem thêm các sản phẩm: Xe đẩy dọn đồ nhà hàng

2.2. Reservation Agent – Nhân viên đặt phòng

Nhân viên đặt phòng có tên tiếng anh là Reservation Agent. Họ đảm nhận trách nhiệm giúp khách hàng lập kế hoạch về thời gian lưu trú, loại phòng khách sạn và hoàn thiện đặt phòng. Sau khi việc đặt phòng hoàn tất, nhân viên sẽ xác nhận lại thông tin với khách hàng một lần nữa.

2.3. Cashier – Nhân viên thu ngân

Trong khách sạn, nhân viên thu ngân có tên tiếng anh là Cashier. Công việc của họ là thu tiền phòng, các dịch vụ mà khách lưu trú đã sử dụng. Đồng thời, nhân viên thu ngân cũng luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi liên quan đến tiền phí dịch vụ mà khách hàng đặt ra.

Nhân viên thu ngân sẽ thu tiền phòng, dịch vụ mà khách lưu trú đã sử dụng
Nhân viên thu ngân sẽ thu tiền phòng, dịch vụ mà khách lưu trú đã sử dụng

Xem thêm các sản phẩm: Xe đẩy nhà hàng

2.4. Concierge – Nhân viên hỗ trợ khách hàng

Concierge chính là tên tiếng anh của đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng trong khách sạn. Đội ngũ này sẽ đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách thuê phòng trong thời gian lưu trú. Trong đó bao gồm: đưa đón đến sân bay, đặt chỗ ăn trong nhà hàng, gọi xe, hỗ trợ đặt vé máy bay…

2.5. Bell man – Nhân viên hành lý

Nhân viên hành lý có tên gọi bằng tiếng anh là Bellman. Những người này sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ khách hàng vận chuyển hành lý lên phòng hoặc ra xe. Hoặc trông giữ hành lý cho khách trong thời gian làm thủ tục nhận phòng – trả phòng. Họ thường là người có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn và nhiệt tình.

2.6. Door man – Nhân viên đứng cửa

Nhân viên đứng cửa trong khách sạn có tên tiếng anh là Door man. Họ có trách nhiệm tạo sự thân thiện, gần gũi với khách hàng khi đến thuê phòng. Nhiệm vụ của Door man là mở/đóng cửa, chào, gọi taxi, hỗ trợ khách lên xe.

Nhân viên đứng cửa trong khách sạn luôn thân thiện với khách hàng
Nhân viên đứng cửa trong khách sạn luôn thân thiện với khách hàng

3. Housekeeping Department – Bộ phận buồng phòng

Bộ phận buồng phòng trong khách sạn được gọi bằng tên tiếng anh là Housekeeping Department. Bộ phận này có trách nhiệm đảm bảo chất lượng vệ sinh, sự an toàn và tiện nghi cho từng phòng nghỉ. Họ là những người trực tiếp mang đến trải nghiệm tốt cho khách lưu trú và góp phần to lớn vào quá trình tăng doanh thu, lợi nhuận cho khách sạn.

3.1. Housekeeper – Nhân viên buồng phòng

Nhân viên buồng phòng của khách sạn có tên tiếng anh là Housekeeper. Đội ngũ này có nhiệm vụ tiến hành công việc vệ sinh, dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng nghỉ. Nhờ đó, các buồng phòng luôn đảm bảo độ sạch sẽ trước, trong và sau khi khách lưu trú.

Nhân viên buồng phòng của khách sạn có tên tiếng anh là Housekeeper
Nhân viên buồng phòng của khách sạn có tên tiếng anh là Housekeeper

Xem thêm các sản phẩm:

3.2. Laundry Attendant – Nhân viên giặt là

Laundry Attendant chính là tên tiếng anh của đội ngũ nhân viên giặt là làm việc trong khách sạn. Họ có nhiệm vụ cung cấp khăn sạch thường xuyên cho toàn bộ các phòng. Đồng thời đội ngũ giặt là cũng phải làm sạch trang phục cá nhân cho khách lưu trú khi họ có nhu cầu. 

3.3. Pest Control worker – Nhân viên diệt côn trùng

Nhân viên diệt côn trùng có tên tiếng anh là Pest Control worker. Đội ngũ này sẽ đảm nhận nhiệm vụ là loại bỏ các sinh vật, loài côn trùng như: gián, chuột, kiến, rết… ra khỏi khách sạn. Từ đó có thể đảm bảo môi trường sạch sẽ, trong lành và an toàn vệ sinh, đồ đạc cho khách lưu trú.

3.4. Locker Attendant – Nhân viên phòng thay đồ

Locker Attendant chính là tên tiếng anh của đội ngũ nhân viên phòng thay đồ làm việc ở spa, khách sạn hoặc resort. Đội ngũ này làm công việc chính là hướng dẫn khách vào phòng thay đồ; trông coi, bảo quản đồ đạc của khách trong quá trình họ đang sử dụng các dịch vụ mà khách sạn cung cấp.

Laundry Attendant chính là tên tiếng anh của đội ngũ nhân viên giặt là
Laundry Attendant chính là tên tiếng anh của đội ngũ nhân viên giặt là

4. Restaurant Department – Bộ phận nhà hàng

Bộ phận nhà hàng trong khách sạn có tên tiếng anh là Restaurant Department. Hoặc còn có thể gọi là là bộ phận Food and Beverage Service – chuyên đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, phục vụ đồ ăn và đồ uống theo yêu cầu của khách lưu trú trong khách sạn.

4.1. Executive Chef – Bếp trưởng

Bếp trưởng trong tiếng anh gọi là Executive Chef. Đây là người đứng đầu bộ phận bếp ở nhà hàng khách sạn. Họ có nhiệm vụ điều hành, giám sát các hoạt động trong bộ phận nhằm đảm bảo cho chất lượng các món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm, duy trì chi phí mua thực phẩm ở mức phù hợp.

Bếp trưởng là người đứng đầu bộ phận bếp ở nhà hàng khách sạn
Bếp trưởng là người đứng đầu bộ phận bếp ở nhà hàng khách sạn

4.2. Cook Assistant – Phụ bếp

Nhân viên phụ bếp có tên bằng tiếng anh là Cook Assistant. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ đầu bếp làm những công việc như: chuẩn bị nguyên liệu nấu, thử nghiệm công thức mới, sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ và không gian nhà bếp, xử lý thức ăn thừa được mang vào bếp…

4.3. Steward/Diswasher – Nhân viên rửa bát

Nhân viên rửa bát có tên tiếng anh là Steward/Dishwasher. Đội ngũ này đảm nhận công việc chính là vệ sinh, chùi rửa chén bát, dụng cụ nấu nướng, quét dọn và lau sàn bếp, mặt bếp… Trong quá trình làm việc nhân viên cũng phải có trách nhiệm bảo trì các thiết bị, dụng cụ làm sạch trong nhà bếp.

4.4. Waiter/ waitress – Nhân viên phục vụ

Trong nhà hàng khách sạn thì nhân viên phục vụ có tên tiếng anh là Waiter/ waitress. Đội ngũ này có trách nhiệm nhận order từ khách và phục vụ thức ăn, đồ uống cho khách tại bàn ăn của nhà hàng khách sạn.

4.5. Hostess – Nhân viên tiếp đón khách

Hostess là tên tiếng anh của đội ngũ nhân viên tiếp đón khách trong nhà hàng khách sạn. Công việc chính của đội ngũ này là chào đón, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho thực khách trong không gian của nhà hàng.

Hostess là tên tiếng anh của đội ngũ nhân viên tiếp đón khách
Hostess là tên tiếng anh của đội ngũ nhân viên tiếp đón khách

4.6. Food Runner – Nhân viên chạy món

Nhân viên chạy món cho nhà hàng khách sạn có tên tiếng anh là Food Runner. Đội ngũ này sẽ trợ giúp cho nhân viên phục vụ bằng cách chuyển đồ ăn đã được nhà bếp chế biến hoàn thiện đến bàn. Sau đó nhân viên phục vụ sẽ đến lấy để mang ra tận nơi cho khách.

4.7. Bartender – Nhân viên pha chế rượu, cocktail

Nhân viên pha chế rượu, cocktail trong nhà hàng khách sạn có tên gọi bằng tiếng anh là Bartender. Nhiệm vụ chính của đội ngũ này là chuẩn bị các loại đồ uống có cồn, không cồn cho quầy bar khách sạn.

4.8. Barista – Nhân viên pha chế cà phê

Nhân viên pha chế cà phê trong nhà hàng khách sạn tên tiếng anh là Barista. Công việc chính của họ là pha chế các loại cà phê theo yêu cầu của thực khách. Trên mỗi ly cà phê sẽ được tạo hình độc đáo để thức uống trở nên hấp dẫn hơn, tạo hứng thú cho người thưởng thức.

Nhân viên pha chế cà phê trong khách sạn theo yêu cầu của khách hàng
Nhân viên pha chế cà phê trong khách sạn theo yêu cầu của khách hàng

5. Sales/ Marketing Department – Bộ phận kinh doanh, marketing

Bộ phận kinh doanh, marketing trong khách sạn có tên tiếng anh là Sales/ Marketing Department. Họ là những người chịu trách nhiệm trong việc bán dịch vụ, sản phẩm cho các đối tượng khách hàng. Đồng thời, thông qua các chiến dịch marketing họ cũng giúp mở rộng thị trường, thu hút khách tiềm năng đến khách sạn để trải nghiệm dịch vụ lưu trú, thưởng thức ẩm thực.

5.1. Marketer – Nhân viên Marketing

Nhân viên marketing trong khách sạn có tên tiếng anh là Marketer. Đội ngũ này có trách nhiệm xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi. Từ đs làm cơ sở để thu hút khách hàng tiềm năng đến với khách sạn.

5.2. Sales Executive – Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh khách sạn có tên bằng gọi bằng tiếng anh là Sales Executive. Họ đảm nhận nhiệm vụ chính là tìm kiếm khách hàng để bán sản phẩm, dịch vụ cho khách sạn. Trong ngành khách sạn thì nhân viên kinh doanh được phân chia thành nhiều loại. Tùy theo đối tượng khách hàng họ hướng đến hoặc sản phẩm bán ra mà tên gọi sẽ khác nhau.

Bộ phận kinh doanh, marketing chịu trách nhiệm bán dịch vụ, sản phẩm
Bộ phận kinh doanh, marketing chịu trách nhiệm bán dịch vụ, sản phẩm

6. Financial/ Accounting Department – Bộ phận tài chính, kế toán

Khi tìm hiểu về các bộ phận trong khách sạn tiếng anh chúng ta sẽ biết đến tên của bộ phận tài chính, kế toán –  Financial/ Accounting Department. Bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc theo dõi, quản lý các khoản thu chi và công nợ của khách sạn, làm báo cáo tài chính định kỳ gửi lên cho ban giám đốc. Ngoài ra, bộ phận tài chính – kế toán còn lập chứng từ và tổng kết hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận trong khách sạn.

6.1. General Accountant – Nhân viên kế toán tổng hợp

Nhân viên kế toán tổng hợp có tên gọi tiếng anh là General Accountant. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ kế toán trưởng quản lý, giám sát các vấn đề về kế toán, tài chính trong khách sạn. Nếu có bất thường sẽ trực tiếp báo cáo lên cấp trên.

Nhân viên kế toán tổng hợp có tên gọi tiếng anh là General Accountant
Nhân viên kế toán tổng hợp có tên gọi tiếng anh là General Accountant

6.2. Debt Accountant – Nhân viên kế toán công nợ

Trong tiếng anh, nhân viên kế toán công nợ làm việc trong khách sạn có tên là Debt Accountant. Đội ngũ này có nhiệm vụ theo dõi, quản lý công nợ của khách sạn. Đồng thời họ cũng là những người trực tiếp tham gia vào công tác thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn hay nợ cũ.

6.3. Night Auditor – Nhân viên kiểm toán đêm

Nhân viên kiểm toán đêm của khách sạn có tên gọi tiếng anh là Night Auditor. Họ có nhiệm vụ kiểm tra lại toàn bộ các giao dịch của khách lưu trú trong ngày, doanh thu thuê phòng, tỷ lệ đặt phòng và những loại báo cáo thống kê khác của khách sạn.

6.4. Cash keeper – Nhân viên thủ quỹ

Cash keeper là tên gọi tiếng anh của nhân viên thủ quỹ khách sạn. Người làm ở vị trí này có nhiệm vụ hỗ trợ kế toán trưởng trong quá trình quản lý các vấn đề liên quan đến thu, chi tiền mặt của khách sạn. 

6.5. Purchaser – Nhân viên thu mua

Nhân viên thu mua của khách sạn có tên tiếng anh là Purchaser. Công việc chính của họ là đánh giá các nhà cung cấp, đàm phán ký kết hợp đồng, giascar, chuẩn bị báo cáo… để mua sắm hàng hóa phục vụ cho các hoạt động, dịch vụ hàng ngày trong khách sạn.

Nhân viên mua sắm hàng hóa phục vụ cho dịch vụ trong khách sạn
Nhân viên mua sắm hàng hóa phục vụ cho dịch vụ trong khách sạn

7. Maintenance/ Engineering Department – Bộ phận kỹ thuật

Bộ phận kỹ thuật trong khách sạn có tên tiếng Anh là Maintenance/ Engineering Department. Họ có trách nhiệm trong việc quản lý, bảo trì và tiến hành sửa chữa các thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất và kỹ thuật lắp đặt trong khách sạn. Như vậy mọi thiết bị luôn hoạt động tốt, không xảy ra sự cố khi hoạt động. Đồng thời, khi khách sạn tổ chức sự kiện, hội thảo thì bộ phận kỹ thuật sẽ thực hiện trang trí sân khách, thiết kế hệ thống âm thanh hội trường. 

7.1. Electrical Engineer – Kỹ sư điện

Electrical Engineer là tên tiếng anh của đội ngũ Kỹ sư điện làm việc trong bộ phận kỹ thuật của khách sạn. Đội ngũ này có nhiệm vụ thiết kế, vận hành, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống điện trong khách sạn.

Kỹ sư điện làm việc trong khách sạn
Kỹ sư điện làm việc trong khách sạn

7.2. Plumber – Nhân viên nước

Nhân viên nước hay thợ ống nước làm việc trong bộ phận kỹ thuật của khách sạn có tên tiếng anh là Plumber. Họ thực hiện nhiệm vụ chính là lắp đặt hệ thống đường ống nước, cung cấp nước và những loại trang thiết bị vệ sinh khác trong khách sạn như: bồn cầu, bồn rửa mặt, vòi bơm…

7.3. AC Chiller – Nhân viên điện lạnh

Trong bộ phận kỹ thuật của khách sạn thì đội ngũ nhân viên điện lạnh có tên tiếng anh là AC Chiller. Họ có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng bảo trì hệ thống lò sưởi, thông gió, điều hòa nhiệt độ bên trong khách sạn.

Nhân viên điện lạnh trong bộ phận kỹ thuật của khách sạn
Nhân viên điện lạnh trong bộ phận kỹ thuật của khách sạn

8. Tên tiếng anh của các bộ phận khác trong khách sạn

Trên thực tế, có rất nhiều tên các bộ phận trong khách sạn bằng tiếng anh khác nhau. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm một số bộ phận khác như:

8.1. Security Officer – Nhân viên an ninh

Nhân viên an ninh khách sạn có tên tiếng anh là Security Officer. Đội ngũ này có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khách lưu trú, toàn bộ nhân viên và tài sản của khách sạn, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh. Ngoài ra, họ còn trực tiếp vận hành, điều khiển và bảo quản các thiết bị an ninh trong khách sạn như: camera, thiết bị cảm ứng báo trộm, hệ thống cảnh báo cháy…

8.2. Storekeeper – Nhân viên thủ kho

Nhân viên thủ kho làm việc trong khách sạn có tên tiếng anh là Storekeeper. Họ đảm nhận công việc chính là tiếp nhận, lưu kho; tiến hành phân phát vật tư, thiết bị để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày trong khách sạn.

Đội ngũ nhân viên an ninh sẽ đảm bảo an ninh trật tự trong khách sạn
Đội ngũ nhân viên an ninh sẽ đảm bảo an ninh trật tự trong khách sạn

Kết Luận

Như vậy bài viết trên đây Hotel Mart đã liệt kê chi tiết tên các bộ phận trong khách sạn bằng tiếng anh cho các bạn nắm rõ. Thực tế không phải khách sạn nào cũng có đầy đủ các bộ phận này. Nó còn phụ thuộc vào quy mô của từng đơn vị khác nhau. Đối với những khách sạn nhỏ thì một nhân viên có thể phải đảm nhận trách nhiệm của nhiều vị trí cùng lúc.

Bài viết liên quan:

Trả lời